Cụm từ “kinh tế” có vẻ đã khá quen thuộc và được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng để định nghĩa được kinh tế là gì có vẻ là điều không dễ dàng. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về kinh tế là gì? Các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Kinh tế là gì?
Kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, tương quan trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Với mục đích tạo ra các sản phẩm, hàng hóa để kinh doanh và trao đổi trên thị trường. Mục đích chính của kinh tế cũng nhằm thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic…
Khái niệm mô hình kinh tế
Mô hình kinh tế là mô tả đơn giản về một tình huống hoặc hiện tượng kinh tế trong thế giới thực. Các mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên các giả định về hành vi của con người, doanh nghiệp và thị trường, đồng thời kết hợp sử dụng các kỹ thuật toán học và thống kê để đưa ra dự đoán và kiểm tra giả thuyết về các hiện tượng kinh tế.
Các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam
Hiện nay có 3 loại mô hình kinh tế phổ biến. Trong tương lai, Nhà nước sẽ ưu tiên cho nền kinh tế xanh, phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên.
Mô hình kinh tế thị trường
Đây là mô hình kinh tế được pháp luật cho phép người dân và doanh nghiệp kinh doanh đều được tự do lưu thông trong thị trường, hoàn toàn dựa trên yếu tố cung và cầu. Đây là loại mô hình kinh tế có xu hướng tự cân bằng, điều tiết mà không cần quá nhiều sự tác động điều chỉnh.
Việt Nam hiện nay đang phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một mô hình kinh tế thị trường mới, hoạt động dựa trên các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Ưu điểm mô hình kinh tế thị trường:
- Tạo ra động lực để doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển.
- Sàng lọc ra lực lượng lao động chất lượng cao để đóng góp vào nền kinh tế.
- Tạo ra xu thế liên doanh, hợp tác, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi công nghệ.
Ảnh Mô hình kinh tế thị trường tạo động lực để doanh nghiệp đổi mới và phát triển
Nhược điểm mô hình kinh tế thị trường:
- Sự phân bổ nguồn lực không đều dẫn đến bất bình đẳng xã hội, người giàu càng giàu còn người nghèo thì càng nghèo hơn.
- Tạo ra sự phân chia giai cấp là mầm mống cho các xung đột xã hội.
- Nguy cơ trở thành nền kinh tế độc quyền chi phối.
- Các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận gây mất cân bằng cung và cầu, có thể là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Loại mô hình này sẽ chịu nhiều sự tác động, điều chỉnh của nhà nước trong việc điều tiết giá cả hay phân phối hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Theo đó trong mô hình kinh tế này thì yếu tố cung – cầu không quá được chú trọng và cũng không được diễn ra theo tự nhiên do có sự can thiệp quá nhiều phía nhà nước vào hoạt động kinh tế.
Ưu điểm kinh tế hoạch hóa tập trung:
- Nhà nước có thể huy động nhanh chóng tài nguyên như vốn, con người,... trong thời kỳ khó khăn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai.
- Ít xảy ra phân hóa giàu nghèo và hạn chế được những hệ lụy của nó.
Nhược điểm kinh tế hạch hóa tập trung:
- Giá trị kinh tế của khách hàng và nhu cầu của người tiêu dùng không được đảm bảo.
- Không tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế, công nghệ và khoa học sản xuất.
- Mức sống của người tiêu dùng tại các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thường thấp hơn người sống tại các quốc gia phát triển.
Mô hình kinh tế xanh
Đây là mô hình kinh tế mới chỉ được thực hiện ở một số nước có nền khoa học công nghệ phát triển mạnh. Mô hình kinh tế này phụ thuộc chủ yếu vào các dạng năng lượng tái tạo, nhằm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa lượng khí thải đưa vào không khí.
Ảnh Mô hình kinh tế xanh cân bằng giữa kinh tế và môi trường
Đồng thời tiến hành nghiên cứu để tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế cho những nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sống.
Ưu điểm mô hình kinh tế xanh:
- Tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
- Ngăn chặn những biến đổi tiêu cực của môi trường như: Sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên,..
Trên đây là những thông tin về kinh tế do TinTuc.Xyz xây dựng và tổng hợp. Trang TinTuc.Xyz là một trong những trang web hàng đầu chia sẻ thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy truy cập vào TinTuc.Xyz ngay để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị và hấp dẫn.